Description
Cà phê nhân sống Loại 1 2 3 chuẩn Đăk lắk
Cà phê Robusta nhân sống chưa rangtại BigFarm – Nông Dân Việt là dòng cà phê Robusta đậm vị, hàm lượng cafeincao. Xuất xứ tại Thành phố Bảo Lộc – Tỉnh Lâm Đồng. Hương vị cà phê Robusta cóvị đắng, hương thơm dịu, nước có màu nâu sánh ít, không chua, hàm lượng cafeincao. Đối với loại cà phê này hạt cà phê được rang chay, mùi thơm tự nhiên, dịunhẹ. Robusta, thuộc tính đậm đà hương thơm nồng độ cafeine cao.
Cách rang cà phê: Cho chảo lên bếp,bỏ cà phê vào rang lửa vừa phải, tránh lửa lớn quá sẽ làm cháy cà phê. – Đảoliên tục cho cà phê chín đều, tránh trường hợp hạt bên dưới đen mà hạt bên trêncòn trắng. – Rang khoảng 15 phút khi thấy cà phê chuyển sang màu nâu đen.
Sản phẩm này là 1kg cà phê nhân sống, chưa rang. Quý khách cần có máy rang cafe hoặc có thể rang thủ công bằng chảo nấu ăn. Nếu bạn cần mua cafe đã rang vui lòng vào Shop LeeLong. Hạn sử dụng: 12 tháng.
1kg Robusta: 100% hạt cà phê Robusta từ Đắk Lắk chế biến khô. Đặc trưng: hương nồng, vị đậm đắng.
1kg Arabica: 100% hạt cà phê Arabica Cầu Đất – Đà Lạt chế biến honey. Đặc trưng: hương dịu, vị nhẹ, chua thanh.
Thế giới cà phê chỉ có 2 dòng chính là Robusta và Arabica. Gu uống cũng hình thành từ 2 dòng này. Có người thích uống 100% Robusta hoặc 100% Arabica, nhưng cũng có ngừoi thích phối trộn – mix 2 loại lại.
Về Robusta: Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê Robusta đứng đầu thế giới và Robusta cũng chính là gu cafe yêu thích của người dân Việt. Đúng như từ robust (mạnh mẽ) trong tên Robusta, cafe Robusta rất đậm, mạnh, hương thơm nồng nên thích hợp gu cafe đá và cafe sữa đặc. Khi bạn đã quen với Robusta hàng ngày thì khi du lịch các nước khác, bạn sẽ thất vọng và có thể không tỉnh táo với gu cafe Arabica, vốn nhẹ hơn và lượng caffein cũng thấp hơn nhiều so với Robusta. Ngược lại, người nước ngoài hoặc người yếu tim sẽ choáng ngợp khi uống Robusta vì nó quá đậm và mạnh. Loại Robusta hàng đầu Việt Nam chính là ở vùng nguyên liệu nổi tiếng Đắk Lắk.
Về Arabica: Nhấp một ngụm cafe Arabica, các bạn khoan nuốt vội, mà hãy ngậm cafe lại trong vòm miệng, khẽ uốn cong lưỡi lên để cafe tiếp xúc với mặt dưới của lưỡi – nơi chứa nhiều gai vị giác nhất. Lúc này các vị trái cây sẽ hiện diện rõ rệt, các bạn nuốt từng chút – từng chút một và cuống họng sẽ cảm nhận vị ngọt nhè nhẹ.Như vậy các bạn đang thưởng thức tinh hoa cà phê Arabica của vùng đất cao nguyên Đà Lạt.
Có 3 dạng chế biến cà phê nhân sống:
1- Chế biến khô là phơi khô rồi mới xay xát vỏ đi.
2- Chế biến ướt là ngâm trong nước 24 tiếng và tuốt vỏ cả phê ra khỏi nhân khi hạt còn tươi.
3- Chế biến honey: kết hợp cả 2 cách chế biến khô và ướt, là ngâm trong nước 12 tiếng nên giúp cho lớp nhầy giữa vỏ cà phê và nhân vẫn còn bám trên nhân. Sau đó đem phơi khô, lớp nhầy này khi khô dưới ánh mặt trời, sẽ bám và thấm vào nhân giúp cho nhân có vị ngọt ngọt như mật ong nên được gọi là chế biến honey.
Cà phê (bắt nguồn từ từ tiếng Pháp café/kafe) là một loại thức uống phổ biến và rất được ưa thích trên toàn thế giới. Loại đồ uống này được pha chế từ hạt lấy từ quả cà phê.
Cây cà phê phổ biến ở những vùng nhiệt đới. Quả cà phê sau khi chín được thu hoạch đem chế biến, phơi khô và tách lấy hạt. Hạt cà phê khô được rang chín sau đó được đem xay và ủ với nước sôi để tạo ra thứ đồ uống thơm ngon, đặc sánh gây nghiện cho toàn thế giới.
Cà phê nhân là cà phê như thế nào.
Cà phê nhân/cà phê xanh là cách gọi chỉ hạt cà phê chưa được rang chín. Chúng là thành phẩm của quá trình sơ chế cà phê tươi sau khi thu hoạch.
Quả cà phê tươi sau khi được tách vỏ sẽ phải trải qua quá trình sơ chế (khô, ướt, mật ong), kết quả là thu được cà phê nhân. Thông thường một quả cà phê sẽ cho ra 2 nhân. Đặc biệt, cà phê culi chỉ có một nhân.
Phân loại cà phê theo kích thước hạt
Quy cách phân loại hạt cà phê theo kích thước hạt
Phân loại theo kích thước hạt đang trở thành một thang đo chung cho ngành cà phê, việc áp dụng thực tế có thể khác nhau ở một vài khu vực, nhưng cơ bản thì phương pháp này gần như đạt được tiếng nói chung ở nhiều nước. Trong đó nhân cà phê sau khi làm khô sẽ được ray qua các tấm kim loại đục lỗ với đường kính khác nhau từ 8 đến 20/64 inch.
Sau khi xay cà phê quả khô, ta thu được cà phê nhân và vỏ thóc cà phê. Các nhân cà phê này được gọi chung là cà phê xô vì chưa được phân loại nên có nhân với kích cỡ khác nhau. Tùy theo nhu cầu, của khách hàng, cà phê xanh sẽ được sàng để lọc ra các hạt có kích cỡ lớn nhỏ khác nhau. Các loại chất lượng cao gồm cà phê nhân sàng 16, sàng 18 và sàng 19, sàng 20. Tuy nhiên, sàng 16 và sàng 18 là loại phổ biến nhất để làm cà phê hạt rang. Với các sàng nhỏ hơn như sàng 14, sàng 15 có phẩm chất thấp hơn thường được làm nguyên liệu trộn để giảm giá thành. Hoặc sàng 13, thường được dùng để làm cà phê hòa tan.
Kích thước sàng ít khi sử dụng chỉ số milimet, mà dùng theo tỷ lệ 1/64 inch. Nói cách khác, sàng 18 nghĩa là 18/64 inch, quy ra đơn vị đo lường mm là 7,1mm, tương tự như vậy sàng 16 quy ra là 6,3mm. Kích thước sàng được sử dụng như nhau ở mọi quốc gia sản xuất cà phê, nhưng tên lại hoàn toàn khác nhau. Ví dụ, một hạt cà phê rất lớn (19-20 1/64 inch) được gọi là AA ở Châu Phi và Supremo ở Colombia.
Khi bạn cho một nắm cà phê nhân lên sàng 18/64 inch những hạt còn lại trên sàng thì sẽ được phân loại là sàng 18, còn hạt nào rơi xuống và còn lại trên sàng 16/64 sẽ được phân loại là sàng 16. Tuy nhiên, việc phân loại này khó có thể chính xác 100% (Chẳng hạn, do mật độ cao nên một số hạt tuy nhỏ nhưng không rớt xuống được). Vì vậy trong hệ thống quy chuẩn phân loại của mình, SCA cho phép phương sai 5% với các phép đo sàng (nghĩa là trong 100 hạt cà phê trên sàng 18 được phép có 5 hạt nhỏ hơn hoặc lớn hơn).
Cà phê tại Việt Nam
Việt Nam là nước sản xuất và xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 thế giới (sau Brazil). Tùy thời điểm Việt Nam đứng số 1 thế giới về xuất khẩu cà phê robusta.
Trên 95% cà phê được trồng tại Việt Nam là cà phê robusta. Cà phê ở Việt Nam hầu hết được trồng tại 5 tỉnh Tây Nguyên.
Sản lượng cà phê trung bình hàng năm của Việt Nam là trên 1,2 triệu tấn. Có thời điểm cao điểm đạt tới 1,5 – 1,7 triệu tấn. Trong đó, 95% sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam là cà phê nhân. Mỹ và Đức là hai quốc gia nhập khẩu cà phê nhân của Việt Nam nhiều nhất.
Quy trình sản xuất cà phê nhân
Bước 1: Trồng và thu hoạch cà phê
Người trồng cà phê khi thấy quả cà phê bắt đầu già chuyển sang màu đỏ tức là quả cà phê đã chín và có thể thu hoạch. Hiện nay nông dân Việt Nam vẫn thu hoạch cà phê theo cách thủ công đó là trải những tấm bạt/vải lớn dưới các gốc cây, rồi dùng tay tốt từng cành cà phê quả chín.
Tuy là cách làm thủ công nhưng như vậy người dân có thể tuyển chọn quả cà phê ngay từ khâu thu hoạch, tránh làm dập nát trái cà phê.
Bước 2: Sơ chế và phơi quả cà phê
Quả cà phê sau khi thu hoạch tại vườn về vẫn còn tươi và lẫn nhiều lá cây hay nhiều quả bị sâu bọ… Công đoạn sơ chế, phân loại và làm sạch trái cà phê chín là rất quan trọng và nên được tiến hành ngay sau nông dân thu hoạch cà phê đem về. Nếu để lâu trong nhà rồi mới sơ chế sẽ dễ làm trái cà phê bị hỏng, dập nát.
Thông thường quả cà phê sẽ được rửa trong thùng đầy nước để loại bỏ các vật thừa, các quả hư hỏng… Sau đó, trái cà phê được đưa qua máy rung sàng hạt để phân loại quả cà phê đã chín và chưa chín, quả to, quả nhỏ.
Phân loại xong, nông dân tiến hành phơi quả cà phê cho khô. Thông thường một mẻ cà phê tươi được phơi khô trong khoảng 25 – 30 ngày cho tới khi độ ẩm của trái cà phê chỉ còn 12-13% là đạt yêu cầu.
Bước 3: Tách vỏ quả cà phê lấy hạt
Quả cà phê được phơi khô đem đi xát bằng máy. Sau quá trình này ta thu được cà phê nhân và vỏ thóc cà phê. Trong đó cà phê nhân chính là hạt bên trong quả cà phê và vỏ thóc cà phê chính là lớp vỏ bên ngoài quả cà phê. Hạt cà phê được tách ra kèm theo chất nhầy vốn có của nó.. Đây là công đoạn khác biệt quan trọng giữa hai phương pháp chế biến hạt cà phê khô và ướt.
Lúc này, cà phân nhân thu được chỉ là cà phê xô vì chưa qua bất kỳ công đoạn phân loại, sàng lọc xử lý nào.
Bước 4: Quá trình lên men
Để tránh chất nhầy của quả cà phê còn sót lại trong nhân cà phê gây ảnh hưởng xấu tới chất lượng cà phê thành phẩm nên hiện nay người ta sử dụng phương pháp xử lý hóa học.
Hạt cà phê được ủ trong các thùng lớn cùng với các enzyme thiên nhiên và chế phẩm enzyme bổ sung để lên men.
Quá trình này có thể kéo dài từ 24 đến 36 giờ, tùy thuộc vào độ dày, nhiệt độ của lớp chất nhầy và nồng độ của các enzym có trên hạt cà phê.
Sau quá trình lên men này, lớp chất nhầy bám quanh hạt cà phê sẽ bị mất kết cấu nhớt và có thể dễ dàng rửa sạch bằng nước.
Bước 5: Sấy khô
Sau khi lên men, hạt cà phê tiếp tục được rửa bằng nước sạch. Lúc này hạt cà phê có độ ẩm khoảng 57% – 60 % và phải được sấy khô. Công đoạn sấy khô tiến hành cho tới khi độ ẩm cà phê còn là 12,5%.
Có nhiều phương pháp sấy khô cà phê nhân như phơi nắng hay sấy bằng điện. Tuy nhiên nếu phơi nắng phải mất từ 8 đến 10 ngày và tùy thuộc vào nhiệt độ và độ ẩm môi trường xung quanh.
Sấy khô bằng máy sẽ đảm bảo hạt cà phê khô nhanh hơn nhưng cần giám sát chặt chẽ các bước thực hiện để đảm bảo giữ nguyên chất lượng hạt cà phê
Quy chuẩn phân loại cà phê nhân dựa vào kích thước của hạt như sau. Các loại cà phê nhân chất lượng cao là sàng 16, sàng 18 và sàng 19, sàng 20.
Trong đó, cà phê rang hạt người ta sử dụng phổ biến loại cà phê nhân sàng 16 và sàng 18. Hạt cà phê nhỏ hơn như sàng 14, sàng 15 không được sử dụng để làm đồ uống chính mà thường được làm nguyên liệu trộn để giảm giá thành. Cà phê nhân sàng 13, thường được dùng để làm cà phê hòa tan.
Cà phê nhân thành phẩm độ ẩm chỉ còn rất thấp nên có thể được bảo quản trong thời gian dài mà không bị ẩm mốc hay mất đi hương vị tự nhiên. Cà phê nhân có thể được đánh bóng hoặc không tùy theo yêu cầu của bên sử dụng.
Đặc điểm của cà phê nhân?
Thời gian bảo quản cà phê xanh có thể dài mà không bị mất hương vị vì thông thường độ ẩm của nó khá thấp (12% tới 13%). Tùy theo nhu cầu, mà cà phê nhân có thể được đánh bóng hoặc không đánh bóng. Cà phê là loại thức uống được ưa chuộng nên giá trị giao dịch của cà phê nhân hiện tại rất lớn. Trên thị trường giao dịch hàng hóa thế giới, cà phê nhân có khối lượng giao dịch chỉ sau dầu lửa. Chúng thường được giao dịch qua sàn giao dịch hàng hóa với nhiều công cụ giao dịch phái sinh khác nhau.
Chất lượng cà phê nhân sống
(cà phê hạt chưa rang thành phẩm) đảm bảo theo tiêu chuẩn xuất khẩu:
➡ Cà phê nhân sống được Chế biến ướt (Robusta, Culi Robusta, Arabica, Arabica Cầu Đất).
➡ Đã phân loại kích thước, bắn màu.
➡ Đa dạng từ Sàng 14, 16, 18 …
➡ Cà phê nhân kích thước và màu sắc đồng đều; tỉ lệ hạt đen, hạt vỡ 01%, đảm bảo an toàn vệ sinh trong khâu thu hoạch chế biến, hái chín trên 95%.
Xuất xứ cà phê nhân sống
Cà phê Robusta, Culi Robusta được sàng lọc kỹ lưỡng từ Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk. Arabica, từ Đà Lạt, Lâm Đồng, đặc biệt hơn chính là Arabica của Cầu Đất. Với chủng loại đa dạng, Tùy theo nhu cầu của khách hàng, chúng tôi sẽ cung cấp đầy đủ cả dòng cà phê nhân chế biến khô và dòng cà phê hạt chế biến ướt.
Với chất lượng đảm bảo, giá cả cạnh tranh.
Đảm bảo sẽ mang đến sự hài lòng cho quý khách hàng.
Reviews
There are no reviews yet.