Description
Tủ điều khiển máy bơm nước chữa cháy
Tủ điện điều khiển máy nước bơm chữa cháy bao thường bao gồm các vật tư, thiết bị chính sau:
+ Vỏ tủ điện: Vỏ tủ điện bơm chữa cháy luôn được sơn tĩnh điện màu đỏ theo tiêu chuẩn.
+ Đèn báo pha 3 chiếc: Đỏ, vàng, xanh (3 pha)
+ Đồng hồ V, đồng hồ A ( Nếu có yêu cầu thêm)
+ Đèn báo hoạt động (Đèn Run), đèn báo dừng (Đèn Stop)
+ Nút ấn chạy (Start), nút ấn dừng (Stop), công tắc chuyển mạch (Auto – Man)
+ Aptomat tổng
+ Khởi động từ (Contactor và rơ le nhiệt)
+ Rơ le bảo vệ mất pha, ngược pha, quá áp, thấp áp
+ Cầu đấu, vật tư phụ …
Các vật tư chính lắp đặt của hãng LS, Chint hoặc tương đương.
Tủ Điều Khiển Bơm Bù áp
Đây là bơm có chức năng duy trì áp lực đường ống. Khi áp suất ngưỡng đặt dưới nó bơm bù khi đạt ngưỡng trên nó dừng hoạt động. Loại bơm này công suất thường nhỏ và luôn nhỏ hơn bơm chính. Có hai loại khởi động chính cho hệ thống này là sao/tam giác và khởi động trực tiếp (DOL).
Việc chọn lựa hình thức khởi động nào tùy thuộc vào công suất của máy bơm. Nhưng thông thường thì là khởi động trực tiếp. Yêu cầu với tủ điều khiển máy bơm chữa cháy này là lưu ý đến áp suất đường ống, độ sụt áp đường ống. Áp suất hệ thống thường được thiết kế 8 bar đến 10 bar.
Tủ điều khiển Bơm Điện (hoạt động chính)
Khi thực sự có cháy bơm này sẽ làm việc. Lúc này nhu cầu nước sẽ là nhiều nên công suất máy bơm loại này sẽ lớn hơn. Nên tủ điện điều khiển loại bơm này thường có chế độ khởi động sao/tam giác.
Một lưu ý với loại này là những hệ thống bơm lớn có thể có kèm thêm bơm dự phòng, bơm mồi cho bơm chính. Cần thiết kế tủ điện điều khiển bơm cứu hỏa đảm bảo tính tuần tự khởi động của các máy bơm. Và lưu ý đến tính độc lập nguồn cấp cho máy bơm vì khi cháy sảy ra điện thường bị ngắt hoặc được ngắt.
Tủ điều khiển bơm Diesel
Yêu cầu điều khiển phức tạp hơn do có phần điều khiển động cơ diesel. Bản thân động cơ hiện đại thường có bộ điều tốc điện tử việc khởi động và điều tiết áp lực có thể điều khiển thông qua bộ điều khiển/điều tốc (tín hiệu analog/số).
Với loại bơm này thì không cần phần mạch lực cấp nguồn cho máy bơm vì máy bơm chạy bằng diesel. tủ sẽ bao gồm phần điều khiển là chính. Lúc này nguồn nuôi sẽ là điện acquy. Vì theo nguyên tắc phòng cháy chữa cháy thường phải cắt điện trước, hoặc nguyên nhân cháy nổ do hệ thống điện gây ra dẫn đến hệ thống điện ngừng hoạt động.
Đặc điểm nổi bật Tủ điện điều khiển máy nước bơm chữa cháy
Tủ PCCC là tủ điều khiển dùng để cảnh báo và chữa cháy khi có sự cố cháy xảy ra. Một hệ thống phòng cháy chữa cháy bao gồm những nhân tố chính sau:
Trung tâm điều khiển, trong đó tủ điều khiển là nhân tố quyết định chính
Hệ thống đầu phun, đường ống
Máy bơm chữa cháy: Bơm điện, Bơm bù áp, Bơm Diesel (dự phòng)
Hệ thống Van và các cảm biến áp suất, dòng chảy
Thông qua hệ thống cảm biến, Tủ điều khiển CC luôn tự động (Auto) duy trì áp lực trong đường ống trong ngưỡng cài đặt (ngưỡng trên – 8k và ngưỡng dưới – 4k, tùy chỉnh theo yêu cầu).
Bình thường có điện: Nếu áp lực nhỏ hơn 8k thì bơm bù áp ưu tiên chạy, nếu vượt 8k thì tự động dừng.
Trong trường hợp bơm bù áp chạy mà không đạt 8k, khi đó áp lực mặc nhiên giảm dần xuống dưới 4k thì bơm điện sẽ tự động chạy đến khi vượt 7.5k thì bơm điện tự dừng. Lúc này bơm bù áp sẽ chạy trở lại để áp lực đạt 8k đồng thời sẽ tự dừng.
Khi mất điện nếu áp lực trong đường ống nhỏ hơn 4k thì bơm Diesel sẽ chạy, đến khi vượt 8k sẽ tự động dừng.
Ngoài ra, tủ điều khiển còn có chế độ hoạt động bằng tay (Man) để điều khiển on/off thông qua các nút nhấn và chuyển mạch cho từng bơm.
Với sự phát triển của máy phát điện và vì giá thành của bơm diesel rất cao nên các đơn vị tư vấn thiết kế hệ thống pccc thường sử dụng 2 bơm điện (thay cho 1 bơm điện cùng 1 bơm diesel) và chạy bằng máy phát điện khi cháy trong tình trạng mất điện.
Hiện tại thì cấu hình 2 bơm điện thường được sử dụng nhiều hơn vì các lí do.
Bơm Diesel có giá thành cao hơn bơm điện, việc bảo trì tốn chi phí hơn
Phải bố trí mạch sạc điện acquy tránh tình trạng khi xảy ra sự cố cháy mà bơm Diesel không hoạt động sẽ gây ra những thiệt hại rất lớn về mặt kinh tế.
Các dự án đều có máy phát điện dự phòng nên sẽ bỏ bơm Diesel để dùng 02 bơm điện.”
Trong tủ điều khiển có lắp thiết bị bảo vệ phase, bảo vệ dòng, bảo vệ quá nhiệt cho Bơm, có xuất tín hiệu để cắt ACB/MCCB tổng tủ MSB khi có sự cố cháy xảy ra nhằm cô lập hoàn toàn hệ thống.
Với đội ngũ nhân viên nhiều kình nghiệm trong lĩnh vực pccc,
Các loại tủ dùng cho bơm chữa cháy:
1 bộ gồm 2 bơm điện và 1 bơm bù áp công suất từ 7,5kw đến 250kw
1 bộ bơm 1 bơm điện 1 bơm diesel, 1 bơm bù áp công suất từ 15 đến trên 250kw
Chúng tôi lắp đặt với linh kiện của các nhà cung cấp thiết bị hàng đầu thế giới như, Schneider, Siemens, Ls, Omron, Sungho………..
Các Quí công ty, các nhà thầu có nhu cầu lắp đặt xin vui lòng liên hệ với cty chúng tôi
Đảm báo giá cả phải chăng.
ĐIỆN ÁP NGUỒN CUNG CẤP
3 pha 380 VAC – 50/60Hz
Được thiết kế cho các ứng dụng ….
Bơm Phòng Cháy Chữa Cháy
Máy bơm Điezen , Máy bơm điện, Máy bơm bù áp….
YÊU CẨU:
Khi hệ thống báo cháy tự động – báo cháy van khống chế đường ống dẫn nước được mở ra.
1/ Bơm bù áp mở.
2/ Bơm điện mở (khi bơm điện hoạt động – đường ống thiếu áp)
3/Bơm Điezen tự động đề hoạt động
Khởi động sao tam giác là gì?
Khởi động sao tam giác là một hệ thống các thiết bị điện bao gồm contactor và mạch dẫn được đấu nối theo những sơ đồ mạch hình sao có chức năng bảo vệ mạch điện và các thiết bị khác có liên quan.
Mạch khởi động sao – tam giác
Mục đích của việc đấu nối sao tam giác
Thông thường, khi khởi động thiết bị điện mang tính năng sản xuất, dòng điện khởi động sẽ có cường độ lớn gấp nhiều lần so với Idm khoảng từ năm đến chín lần vì thiết bị điện luôn tạo dòng phu cô lớn để phản ứng lại chế độ bão hòa từ. Do đó, dòng khởi động lớn là nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng sụt áp lưới điện gây ra nhiều tác hại cho các thiết bị liên quan và làm giảm tuổi thọ động cơ, độ bền của các thiết bị đóng ngắt và hệ thống dây dẫn. Và từ đó, sự ra đời của đấu nối sao tam giác sẽ là giải pháp giúp giảm giá trị của dòng khởi động.
Trường hợp nào thì sử dụng đấu nối sao tam giác
Trong thực tiễn công việc và cuộc sống, có rất nhiều trường hợp cần phải sử dụng đấu nối sao tam giác. Dưới đây là một số yếu tố cần lưu ý khi sử dụng đấu nối tam giác.
+ Thứ nhất, công suất động cơ có quá lớn hay không, thông thường nếu dưới 7 kW thì người sử dụng có thể khởi động trực tiếp, với động cơ có công suất quá lớn thì cần phải có sự hỗ trợ thêm của biến tần và khởi động mềm.
+ Thứ hai là đặc tính tải của động cơ trong quá trình khởi động có bị hạn chế đến mức tối thiểu khi thiết bị khởi động hay không.
+ Thứ ba là chất lượng điện nơi lắp đặt, công suất máy biến áp và dây dẫn có quá lớn và gây ảnh hưởng đến thiết bị điện hay không. Nếu có thì việc lắp đặt đấu nối sao tam giác là tất yếu.
+ Thứ tư là tần suất khởi động của động cơ, nếu quá lớn thì cần phải sử dụng mạch đấu nối sao tam giác.
Từ những trường hợp này có thể thấy khi lựa chọn sử dụng đấu nối tam giác sao cần phải lưu ý rất nhiều trường hợp để đấu nối phát huy tối đa khả năng hoạt động. Bên cạnh đó, tùy vào tình trạng thực tế tại các nhà máy, xí nghiệp còn phụ thuộc vào quá trình sản xuất, nhu cầu sử dụng, không gian lắp đặt,… Vì vậy, quý khách cần phải lưu ý thật kĩ cũng như liên lạc trực tiếp với các đơn vị phân phối có uy tín để được tư vấn về sản phẩm một cách bài bản và chính xác trước khi tiến hành mua và lắp đặt đấu nối sao tam giác.
Nguyên lí làm việc của mạch sao tam giác
Đa số các mạch sao tam giác hiện nay thường hoạt động theo nguyên lí sau: đầu tiên, khi có dòng điện đi vào mạch thì các động cơ sẽ chạy đến mức chế độ sao cho giảm giá trị dòng khởi động xuống mức 1/3 so với định mức và sau đó thì chuyển sang chế độ tam giác để đảm bảo cho công suất động cơ và nhu cầu của tải điện hoạt động và vòng tuần hoàn này sẽ được lặp lại khi có một dòng điện mới đi vào.
Reviews
There are no reviews yet.